Qua đó, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Những công trình trọng điểm – điểm tựa để bứt phá
Trong giai đoạn 5 năm, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án, công trình quan trọng quốc gia, như các dự án thành phần của dự án xây dựng… Đây đều là những quyết sách có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo đột phá cho dài hạn.
Với 449/463 phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh tư liệu: HV
Tại Kỳ họp thứ 4, ngày 22/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 52/2017/QH14, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đôngc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Ý nghĩa của dự án là nhằm giải thoát “điểm nghẽn” hạ tầng vận tải Bắc - Nam; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tạo “cú hích” cho thông thương với dự kiến trên 45,37 triệu lượt hành khách và 62,27 triệu tấn hàng hóa hằng năm…
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã gặp phải một số vướng mắc, khó khăn nhưng Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam sớm trở thành hiện thực. Theo đó, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 117/2020/QH14 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư ba dự án thành phần Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước. Ngày 30/9/2020, ba dự án thành phần đã chính thức khởi công.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đánh giá về tầm quan trọng của sự kiện này, khi đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, chưa có giai đoạn nào, Quốc hội, Chính phủ lại tập trung ý chí và quyết tâm cao để hình thành hệ thống cao tốc hoàn chỉnh, trong đó ưu tiên các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông như hiện nay. Bộ Giao thông vận tải cũng chưa thời kỳ nào triển khai đầu tư một tuyến cao tốc dài đến 654km nằm rải đều ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Bộ luôn nhận thức rõ đã đến giai đoạn cần tập trung phát triển đường cao tốc, bởi chỉ có đường cao tốc mới giúp cho kinh tế phát triển.
Theo Bộ trưởng, khi dự án cao tốc Bắc – Nam hoàn thành, Việt Nam sẽ có được tuyến đường cao tốc tốt nhất đi qua nhiều địa phương, chạy dọc theo chiều dài đất nước, kết nối rất nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn từ Bắc đến Nam.
Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm. “Về lâu dài, cao tốc Bắc - Nam sẽ tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương”, ông Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Cùng với dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng nhận được sự đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội, sự ủng hộ của cử tri với mong muốn xây dựng hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Tuy nhiên, vì diện tích đất cần thu hồi là quá lớn (khoảng 5000 ha) và số tiền để đền bù giải phóng mặt bằng lên đến hơn 23.000 tỷ đồng nên Quốc hội đã cho phép tách ra thành một dự án thành phần để không ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Phân tích về sự linh hoạt trong việc triển khai dự án đặc biệt quan trọng này, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) chỉ rõ, thông thường, việc giải phóng mặt bằng phải nằm trong dự án. Tuy nhiên, Chính phủ linh hoạt, tách riêng nội dung này thành một dự án độc lập và đây cũng là dự án quan trọng quốc gia với số tiền đền bù rất lớn. Trong thời gian ngắn, Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội đồng ý, đây là sự phối hợp rất nhịp nhàng. Đến nay đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 là giải phóng xong mặt bằng, để bàn giao cho nhà đầu tư.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Đỗ Văn Sinh. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tập trung, không dàn trải
Đề cao việc bảo đảm tính tổng thể, gắn kết chặt chẽ giữa yêu cầu nhiệm vụ với nguồn lực thực hiện, trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và hằng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, hệ thống kế hoạch trong lĩnh vực tài chính, ngân sách như: Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm quốc gia, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm...
Đặc biệt, kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 -2020 lần đầu tiên được thông qua, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất cả trong ngắn hạn và trung hạn đối với lĩnh vực tài chính, ngân sách, hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, bảo đảm an toàn nợ công, tính bền vững của ngân sách. Ở các cấp quốc gia, bộ, ngành trung ương và địa phương, đây được coi là cải cách lớn nhất. Quy định này nhằm khắc phục tồn tại của việc tách biệt trong quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, vốn có xu hướng đầu tư công quá mức và dàn trải, thực hiện đầu tư công không gắn kết với khả năng ngân sách; từng bước khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu tư sơ sài, kém chất lượng.
Quang cảnh Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nguồn bài viết : Max 3D